Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

SÀI GÒN NGUYÊN VẸN

KÍNH TẶNG ĐẠI TÁ PHI CÔNG TÌNH BÁO
ANH HÙNG LLVTND NGUYỄN THÀNH TRUNG
(TỨC ĐINH KHẮC CHUNG)
 
Phi công Nguyễn Thành Trung và 10 giây làm nên lịch sử - ảnh 1
ĐẠI TÁ TÌNH BÁO PHI CÔNG, AHLLVTND
NGUYỄN THÀNH TRUNG - NGƯỜI NÉM BOM
 DINH ĐỘC LẬP VÀ SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT
THÁNG 4 - 1975

Phi công Nguyễn Thành Trung (phải) và đồng đội tại sân bay Phước Long.
ĐẠI ÚY NGUYỄN THÀNH TRUNG VÀ ĐỒNG ĐỘI 
TẠI SÂN BAY PHƯỚC LONG NĂM 1975




     
Mưu trí xuất thần mang cánh bay của giặc
Dội lửa vào dinh lũy quân thù

Thêm một vòng trời xanh... 
                             sạch bóng quân xâm lược
Trận cuối cùng ... thoảng tiếng hát ru...


Câu chuyện vỡ ra...

                     khi không còn chiến tuyến

Thấu tầm cao phi đội xuất hành

Trái bom... cứu muôn ngàn sinh mạng

Kết cục tuyệt vời

                           một cuộc chiến tranh!


Hai thập kỷ, một nước cờ sẵn đợi

Tài tình bàn tay chí khí con người

Cơn địa chấn chuyển rung thế giới

Vẫn nguyên lành viên ngọc sáng tươi!



THÀNH NAM, 01-01-2018 
PHẠM QUỐC KHÁNH
_________________
* Thành phố Sài Gòn sau giải phóng được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh và cũng từng được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”.

     Sau khi Việt Nam toàn thắng 30-4-1975, hãng thông tấn Mỹ CNN tìm gặp phỏng vấn Đại tá tình báo phi công, Anh hùng LLVTND Việt Nam Nguyễn Thành Trung – người lái máy bay F5E từ sân bay Biên Hòa “phản chiến”, ném bom dinh Độc Lập và trở ra vùng giải phóng ngày 8-4-1975. Tiếp đó, anh là phi đội trưởng phi đội A37 (sử dụng các máy bay chiến lợi phẩm) từ sân bay Phan Rang vào ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-1975, tạo ra sự khiếp đảm tận cùng cho Mỹ - ngụy. 
     Theo thừa nhận của CNN: Chính phi đội A37 của Đại úy Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-1975 đã làm cho quân Mỹ vô cùng hoảng sợ. Lệnh từ Washington phải khẩn cấp rút hết 3.000 cố vấn quân sự Mỹ đang nằm lại Việt Nam rời khỏi Sài Gòn tạo ra một khung cảnh vô cùng náo loạn. Ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn mất hết tinh thần chiến đấu ngay cả trước khi Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Vì thế ngày 30-4-1975 hầu như chiến sự dữ dội ở nội thành Sài Gòn đã không nổ ra. Nhờ đó tránh được vô vàn thương vong và đổ nát. Thành phố Sài Gòn về tay Quân Giải phóng hầu như nguyên vẹn. Một điều vượt cả mong ước của các chiến sĩ giải phóng và quân dân cả nước!
     Ngọn nguồn sự kiện là sự sắp đặt thay tên đổi họ, làm lại giấy khai sinh đầy ý đồ lớn lao đối với cậu học trò tiểu học Đinh Khắc Chung.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Bản quyền bởi: Nhà thơ Phạm Quốc Khánh - Địa chỉ: Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định - Điện thoại: 0913367019 - Bảo trợ bởi: Thi đàn Việt Nam.